Những điều cần biết về các cách cài Windows hiện nay : win 7 , 8 ,10 , dành cho kĩ thuật và người sử dụng
Cài Win hiện nay không còn là kỹ thuật mới lạ với nhiều người, thậm chí với những ai có chút kiến thức về công nghệ cũng có thể cài Windows nhanh chóng. Trước đây, việc cài Win sẽ thường sử dụng đĩa CD/ DVD nhưng hiện nay, các phương pháp cài Win đã được mở rộng hơn như cài mới Win từ USB, cài Win từ ổ cứng, ổ ảo
Mỗi một cách cài Win sẽ có từng ưu điểm và những nhược điểm khác nhau. Việc nắm thêm các thông tin cài Win sẽ giúp người dùng có thể lựa chọn phù hợp phương pháp cài Win cho máy tính. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những ưu và nhược điểm cho một số phương pháp cài Win phổ biến hiện nay có trên thị trường . Tham khảo dịch vụ cài win máy tính tại nhà .
Hiện nay có nhiều phiên bản hệ điều hành Windows khác nhau nên rất nhiều người sử dụng phân vân không biết nên sử dụng Windows nào là tốt nhất cho , máy tính laptop của mình
Tổng hợp các phương pháp cài Windows phổ biến cho pc và laptop
1. Cài Windows từ đĩa CD/ DVD
Đây là phương pháp cài Win được sử dụng thông dụng nhất, phổ biến nhất từ trước và đến hiện nay vẫn còn nhiều người sử dụng, từ kỹ thuật viên tới những người không chuyên. Việc cài Win từ đĩa CD hay DVD này vô cùng đơn giản, dễ dàng thao tác.
Cách cài Win này nhanh chóng, chỉ cần cho đĩa cài Win vào rồi vào menu boot để cài đặt là xong. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng đĩa CD/ DVD để cài Office, cứu hộ, cài driver,..
Tuy nhiên một số hạn chế mà bạn gặp phải, đó là:
Để cài đầy đủ cho máy tính Windows bạn cần chuẩn bị nhiều đĩa nên khá bất lợi.
Một số lỗi xảy ra khi cài Win bằng đĩa do không phải đĩa gốc từ Microsoft.
Tốc độ cài Win từ CD/ DVD tương đối chậm, phụ thuộc vào chất lượng đĩa và đầu đọc đĩa. Với trường hợp máy tính cũ và yếu thì việc cài Win qua đĩa sẽ gặp nhiều khó khăn.
Máy tính cần phải có đầu đọc đĩa.
Hạn chế về mặt lưu trữ dữ liệu.
1 số máy đời mới và máy thời trang , doanh nhân đã cắt bỏ ổ dvd để giảm diện tích và tiết kiệm chi phí
2. Cài Windows trực tiếp từ ổ cứng của máy :
Mặc dù khi cài đặt Win máy tính từ ổ cứng có tốc độ cài đặt nhanh hơn cài bằng đĩa CD/ DVD, lỗi xảy ra khi cài đặt khá ít. Tuy nhiên, việc cài đặt Win từ ổ cứng sẽ có nhiều nhược điểm:
Chỉ tiến hành cài mới Win khi bạn có thể truy cập vào Windows.
Khi cài xong, file Windows.old xuất hiện trong ổ C sẽ ảnh hưởng tới dung lượng hệ điều hành.
Tốc độ máy tính chạy chậm hơn sau khi đã cài đặt từ USB.
Để cài Win từ ổ cứng bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: Chờ quá trình giải nén trực tiếp từ file .ISO vào phân vùng không chứa hệ điều hành, tiếp tục chạy file setup.exe hoặc install.wim trong thư mục sources.
Cách 2: Tiến hành mount file .ISO vào ổ đĩa ảo, chạy file setup.exe hoặc install.wim trong thư mục sources. Tốc độ mount file nhanh hơn giải nén từ file ISO.
Một số máy hệ điều hành đang bị lỗi hoặc có virus thì sau khi cài xong sẽ xảy la các lỗi nặng hơn
3. Cài Windows trực tiếp từ USB
Nhiều người nhận xét việc cài đặt Win từ USB thuận tiện hơn so với đĩa CD vì không phải chuẩn bị nhiều đĩa, mà chỉ cần 1 thiết bị nhỏ gọn mà thôi.
Cài Windows bằng USB
Một số ưu điểm khi cài Windows từ USB:
Có thể sử dụng USB để cài Win, cài driver, cài phần mềm, cứu hộ máy tính.
Tốc độ cài Win từ USB nhanh chóng.
Dễ dàng xóa dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu hệ điều hành theo người cài đặt.
Hạn chế lỗi trong quá trình cài Win.
Cài win sẽ làm sạch toàn bộ ổ c
4. Cài Windows trong Mini Windows
Hướng dẫn tạo USB boot với Hiren’s BootCD nhanh chóng
Mini Windows hay còn gọi là WinPE (Windows Preinstallation Edition) hiểu đơn giản là Win nhỏ chạy trên CD, phiên bản rút gọn của phiên bản Windows, được tạo ra để cài Windows từ nguồn có sẵn.
Phương án cài Windows này khá tương tự khi bạn cài đặt Windows từ ổ cứng, nhưng với những ai có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết về công nghệ mới sử dụng cách này để cài đặt. Người dùng có thể sử dụng 2 cách để cài Windows từ Mini Windows.
Sử dụng phần mềm WinNTSetup để cài Windows
Mount file ra ổ đĩa ảo trong mỗi trường Mini Win, chạy file setup để cài đặt Windows.
Việc cài đặt Windows trong Mini Windows không cần nhiều thời gian, tốc độ cài đặt nhanh. Trong quá trình cài đặt xảy ra ít lỗi và linh hoạt hơn khi cài đặt ngay cả khi bạn không thể truy cập vào hệ thống , giúp copy lại dữ liệu ổ c , đây là cách cài được các kĩ thuật viên chuyên nghiệp thường hay sử dụng
Các phiên bản Windows thông dụng hiện nay
Windows XP: Windows XP ra mắt lần đầu tiên phiên bản 32 bit vào tháng 10 năm 2001 và phiên bản 64 bit được giới thiệu sau đó 4 năm. Windows XP có khá nhiều phiên bản bao gồm XP Starter, Home, Professional, XP 64 Edition và cuối cùng là Fundamentals for Legacy PCs.
Windows Vista: Vista ra mắt chính thức vào ngày 30 tháng 1 năm 2007 với 5 phiên bản bao gồm Home Basic, Home Premium, Vista Business, Vista Enterprise và vista Ultimate.
Windows 7: Windows 7 ra mắt vào năm 2009 có khá nhiều đột phá với 6 phiên bản: Home Basic, Home Premium, Professional, Enterprise, Ultimate và cuối cùng là Thin PC.
Windows 8: Windows 8 với giao diện mới Metro được giới thiệu vào năm 2012 có 4 phiên bản bao gồm Windows 8, Windows 8 Pro, Windows 8 OEM và Windows 8 Enterprise.
Windows 8.1: Sau khi Windows 8 ra mắt 1 năm sau windows 8.1 được giới thiệu với 3 phiên bản: Windows 8.1, Windows 8.1 Pro và Windows 8.1 Enterprise.
Windows 10: Windows 10 được Microsoft phát hành chính thức vào tháng 7 năm 2015 với khá nhiều phiên bản khác nhau bao gồm: Windows 10 Home, Pro, Enterprise, Enterprise LTSB, Education, Windows 10 IoT Core và Windows 10 IoT Enterprise.
Vậy bạn hãy chọn cài win máy tính với hệ điều hành phụ hợp với máy của mình nhé